Máy đọc mã vạch
Máy đọc mã vạch
Máy đọc mã vạch
Máy đọc mã vạch
Máy đọc mã vạch
1/ Máy quét mã vạch là gì?
Máy quét mã vạch hay còn được gọi là đầu đọc barcode, súng bắn mã vạch là một thiết bị dùng để đọc mã vạch barcode/QR code vào máy chủ (Có thể là máy tính, laptop, điện thoại…)
Đầu đọc mã vạch bao gồm các cấu phần chính: đầu đọc mã vạch, bộ giải mã, cáp dẫn cùng chân đế
Với dòng máy có dây thì phần cáp dẫn 1 đầu được kết nối trực tiếp cùng máy và đầu cáp còn lại sẽ kết nối cùng máy chủ thông qua các cổng giao tiếp như USB, RS-232 hoặc Keyboard Wedge. Với dòng máy đọc barcode không dây, phần cáp dẫn sẽ kết nối cùng chân đế và máy chủ, còn chân đế kết nối cùng máy quét (đầu đọc) qua sóng vô tuyến bluetooth. Bên cạnh đó, một số dòng máy quét mã vạch không dây còn có thể kết nối trực tiếp cùng máy chủ là smartphone hoặc laptop, tablet trực tiếp bằng bluetooth.
2/ Chức năng và lợi ích của máy đọc mã vạch
Máy đọc mã vạch (hay máy quét mã vạch) giúp chủ quán đọc hiểu những thông tin được mã hóa bên trong mã vạch (1D hoặc 2D) một cách nhanh chóng, giảm thiểu những sai sót khi nhập liệu truyền thống trên máy tính.
Khi máy đọc mã vạch kết hợp với phần mềm quản lý bán hàng PosApp và các thiết bị bán hàng khác như máy Pos thu ngân, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,… sẽ giúp quy trình bán hàng tại siêu thị, tạp hóa của bạn trở nên chuyên nghiệp và tối ưu hơn. Phần mềm quản lý PosApp giúp bạn bán hàng đơn giản, quản lý hàng xuất nhập tồn kho chính xác, báo cáo bán hàng trực quan dễ hiểu.
3/ Phân loại máy quét mã vạch
Để phân loại máy quét mã vạch, chúng ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí như cấu tạo, công nghệ quét, loại tia quét,… Dưới đây PosApp sẽ phân loại cho bạn chi tiết theo từng tiêu chí:
3.1/ Phân loại theo công nghệ giải mã
3.1.1/ Máy quét mã vạch 1D
Là thiết bị có thể quét được tất cả các loại mã vạch 1D. Mã vạch 1D được cấu tạo từ những vạch đen trắng xen kẽ nhau (mã tuyến tính) sắp xếp theo trình tự giống hàng rào. Mã vạch 1D được chia làm 2 loại là máy đọc mã vạch tia CCD và tia Laser.
- Máy quét mã vạch tia CCD, khi quét bạn sẽ thấy chùm tia sáng có độ dày khoảng 1cm. Khoảng cách quét mã vạch khá thấp khoảng 10cm nên thích hợp dùng để quét các loại mã vạch nhỏ.
- Máy đọc mã vạch tia Laser khá mạnh. Độ rộng của tia quét lên tới vài mm nên có thể quét trong tầm 15cm – 30cm. Với đặc điểm nổi trội của dòng này thì các loại tem mã vạch từ xa hoặc ở hướng bị ngược sáng cũng được đọc hiểu một cách dễ dàng.
3.1.2/ Máy quét mã vạch 2D (QR Code)
Là dòng máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ quét mã 2D và 1D. Nên thường các dòng máy này sẽ có giá cao hơn máy quét mã vạch 1D. Mã vạch 2D có thể hiểu đơn giản đó là mã vạch 2 chiều, cấu tạo như một ma trận vuông trắng đen trong một khối thống nhất. Mã 2D thường là các loại mã như: Datamatrix, QR Code, PDF417, VeryCode, SoftShip,…
3.2/ Phân loại theo số lượng tia quét
3.2.1/ Phân loại theo mã vạch đơn tia
Máy quét mã vạch đơn tia là thiết bị phát ra tia Laser đơn, dày và đậm, Với thiết bị này, người dùng cần đưa mã vạch cần quét lại đúng vị trí của tia sáng thì máy mới có thể đọc hiểu được.
3.2.2/ Phân loại theo mã vạch đa tia
Máy quét mã vạch đa tia là loại thiết bị có thể phát ra các tia Laser dạng chùm khoảng 20 – 40 tia, góc quét đa dạng. Máy quét đa tia quét mã sản phẩm nhanh hơn, không cần đưa mã vạch về đúng khu vực quét nên được thị trường ưa chuộng hơn.
3.3/ Phân loại theo cấu tạo, thiết kế
3.3.1/ Máy đọc mã vạch cầm tay
Với sản phẩm này, nhân viên có thể dễ dàng cầm nắm máy quét mã vạch để quét mã sản phẩm và thường được ứng dụng để quét các mã vạch trên các sản phẩm lớn, kích thước cồng kềnh
3.3.2/ Máy đọc mã vạch để bàn
Thiết bị này thường được ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị hoặc nhà sách hoặc các shop bán lẻ có lưu lượng thanh toán tại quầy dày. Thường các dòng máy quét để bàn sẽ sử dụng công nghệ quét đa tia nhằm tối ưu tốc độ bán hàng cao nhất.
3.3.3/ Máy quét mã vạch tự động
Đối với loại máy đọc mã vạch tự động này nhân viên không cần phải ấn nút bấm mà chỉ cần di chuyển mã sản phẩm đến vùng ánh sáng của máy đọc để đọc mã vạch.
3.3.4/ Máy quét mã vạch có dây hoặc không dây
Máy đọc mã vạch có dây thường được kết nối với máy tính thông qua cổng USB và máy đọc mã vạch không dây thì thường kết nối với máy tính qua Bluetooth hoặc Wifi.
4/ Lợi ích khi mua máy quét mã vạch tại PosApp
Chuyên viên tư vấn nhiệt tình, phù hợp với mô hình kinh doanh của khách
Là chuyên gia trong ngành, các chuyên viên bán hàng PosApp hỗ trợ và tư vấn miễn phí cho khách hàng từng dòng máy, combo thiết bị, phần mềm phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của khách hàng. Đội ngũ chuyên viên PosApp vô cùng thân thiện, nhiệt tình, tư vấn khách hàng tận tâm và giải đáp mọi thắc mắc về chi phí, tính năng sản phẩm giúp khách hàng hiểu rõ về giải pháp bán hàng mà PosApp cung cấp.
Nhân viên kỹ thuật hỗ trợ 24/7
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật với kỹ năng chuyên môn cao luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc, khó khăn của khách hàng trong quá trình khách hàng trải nghiệm và sử dụng giải pháp bán hàng của PosApp. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên kỹ thuật PosApp còn hỗ trợ đào tạo tận nơi không giới hạn người học, chỉ tận tình giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt các thao tác bán hàng.
Bảo hành thiết bị 12 tháng cùng nhiều chế độ hậu mãi
Tất cả các thiết bị do PosApp cung cấp đều được đảm bảo bảo hành 12 tháng. Thời gian bảo hành nhanh chóng, máy hoạt động như mới sau khi bảo hành. Ngoài ra, PosApp hỗ trợ khách hàng đổi trả thiết bị dễ dàng theo chính sách đổi trả của PosApp.
Không ngừng hoàn thiện và nâng cấp phần mềm
Mục tiêu của PosApp chính là giúp khách hàng quản lý cửa hàng hiệu quả hơn nên PosApp đã không ngừng học hỏi và nâng cấp các tính năng hiện tại của phần mềm bán hàng in hóa đơn PosApp.
Bên cạnh đó, PosApp cũng đã tìm hiểu và cập nhật thêm nhiều tính năng mới trên thị trường nhằm cải thiện, tối ưu hoạt động quản lý bán hàng của khách hàng.